Ý tưởng kinh doanh xuất/nhập Khẩu
Giá cả: Một số sản phẩm rẻ hơn khi được mua ở nước ngoài. Đồ chơi Hàn Quốc, đồ điện tử Đài Loan và quần áo Mê-hi-cô, và nhiều sản phẩm khác có thể sản xuất hoặc lắp ráp tại các nhà máy ở nước ngoài với chi phí thấp hơn nhiều so với khi được sản xuất hoàn toàn trong nước.
Đây không phải là ngành mới. Hãy nghĩ tới Marco Polo. Hãy nghĩ về những đoàn lữ hành lớn thời kỳ xa xưa với các món hàng hóa tơ lụa và gia vị. Hãy nghĩ về thời những người tiền sử kinh doanh vỏ sò và muối với các bộ lạc ở xa. Kinh doanh tồn tại vì một nhóm hoặc một quốc gia có nguồn cung một số mặt hàng hoặc buôn bán những mặt hàng mà những người khác có nhu cầu. Và khi thế giới trở nên ngày càng tiến bộ về mặt công nghệ thì thương mại thế giới ngày càng trở nên phát đạt.
Những thuận lợi
Tại sao xuất/nhập khẩu lại là ngành kinh doanh lớn đến vậy ở khắp nơi trên thế giới? Có nhiều lý do nhưng có 3 lý do chính sau:
• Sẵn có: Có những thứ bạn không thể trồng hoặc làm ra tại nước mình. Ví dụ chuối vùng Alaska, gỗ gụ vùng Maine,…
• Đặc sắc: Nhiều thứ như trứng cá và sâm panh, các hàng hóa đặc biệt sẽ càng long lanh hơn nếu chúng được nhập khẩu thay vì được trồng trong nước. Hãy nghĩ tới đồ gỗ Scandinavian, bia Đức, nước hoa Pháp, vải sợi Ai Cập. Ngay cả khi các món đồ đó có thể sản xuất được trong nước, thì chúng sẽ có vẻ đẳng cấp hơn nếu được nhập từ những cửa hàng ở những đất nước xa xôi.
• Giá cả: Một số sản phẩm rẻ hơn khi được mua ở nước ngoài. Đồ chơi Hàn Quốc, đồ điện tử Đài Loan và quần áo Mê-hi-cô, và nhiều sản phẩm khác có thể sản xuất hoặc lắp ráp tại các nhà máy ở nước ngoài với chi phí thấp hơn nhiều so với khi được sản xuất hoàn toàn trong nước.
Ngoài những món đồ đặc sắc, các quốc gia thường xuất khẩu các hàng hóa và dịch vụ mà họ có thể sản xuất với giá rẻ và nhập khẩu những hàng hóa được sản xuất rẻ hơn ở đâu đó. Điều gì đã khiến một quốc gia có thể sản xuất được một món hàng rẻ hơn các quốc gia khác? Có hai yếu tố: nguồn lực và công nghệ. Ví dụ, một quốc gia có nguồn dầu mỏ lớn và công nghệ tinh chế sẽ xuất khẩu dầu, lại có thể cần nhập khẩu quần áo.
Các loại doanh nghiệp xuất/nhập khẩu
• Công ty quản lý xuất khẩu: Công ty quản lý xuất khẩu sẽ giải quyết các hoạt động xuất khẩu cho một công ty trong nước muốn bán sản phẩm ra nước ngoài nhưng không biết làm thế nào (và có thể không muốn biết cách làm). Công ty quản lý xuất khẩu sẽ làm tất cả mọi việc: tuyển đại lý, phân phối và đại diện; đảm nhiệm việc quảng cáo, tiếp thị và khuyến mãi, giám sát việc ghi nhãn và đóng gói; sắp xếp việc chuyển hàng, và đôi khi sắp xếp vấn đề tài chính. Trong một số trường hợp, công ty quản lý xuất khẩu nắm quyền sở hữu các sản phẩm, thực chất là trở thành nhà phân phối của chính họ. Các công ty quản lý xuất khẩu thường chuyên về một sản phẩm, một thị trường nước ngoài hoặc cả hai, và được trả tiền hoa hồng, tiền lương hoặc tiền trả trước kèm hoa hồng (trừ khi họ đã có quyền sở hữu).
• Công ty kinh doanh xuất khẩu: Mặc dù công ty kinh doanh xuất khẩu có hàng hóa để bán và sử dụng nguồn lực để tìm kiếm người mua, nhưng một công ty kinh doanh xuất khẩu có thể tấn công sang mặt trái của lĩnh vực kinh doanh. Họ xác định những gì người mua nước ngoài muốn mua và sau đó tìm các nguồn trong nước muốn xuất khẩu. Công ty kinh doanh xuất khẩu đôi khi có quyền sở hữu sản phẩm và đôi khi làm việc trên cơ sở ăn tiền hoa hồng.
• Người buôn bán xuất/nhập khẩu: đây là dạng đại lý tự do. Họ không có cơ sở dữ liệu khách hàng cụ thể, và họ không chuyên về một ngành hoặc một loại sản phẩm nhất định nào. Thay vào đó, họ mua hàng hóa trực tiếp từ một nhà sản xuất trong nước hoặc nước ngoài và sau đó tự đóng gói, vận chuyển và bán lại hàng hóa đó. Tất nhiên, điều này có nghĩa là không giống các công ty quản lý xuất khẩu, họ chấp nhận tất cả các rủi ro (và cả lợi nhuận nữa).
Thâm nhập lĩnh vực thương mại
Tiếp đến, bạn sẽ cần thâm nhập kênh thương mại, phương tiện mà các nhà buôn chuyển hàng từ nhà sản xuất cho tới người dùng.
Ai sẽ là người cùng kênh buôn bán với bạn sẽ phụ thuộc vào cách bạn định hình kênh buôn bán của bạn, nhưng họ có thể thuộc bất cứ thành phần nào trong các thành phần sau:
• Đại diện của nhà sản xuất: một nhân viên bán hàng chuyên về một loại sản phẩm hoặc một dòng sản phẩm bổ sung, ví dụ đồ điện tử gia đình: tivi, đầu đĩa CD và hệ thống âm thanh. Người này thường hỗ trợ thêm về các sản phẩm như kho bãi và các dịch vụ kỹ thuật.
• Nhà phân phối hoặc nhà phân phối sỉ: một công ty mua sản phẩm bạn vừa nhập khẩu và bán nó cho một nhà bán lẻ hoặc đại lý khác để tiếp tục phân phối cho tới khi hàng tới tay người sử dụng cuối cùng.
• Đại diện: một người bán hàng hiểu biết chào bán sản phẩm của bạn cho người mua buôn hoặc mua lẻ, rồi chuyển tiền bán hàng cho bạn. Người này khác với đại diện của nhà sản xuất ở chỗ anh ta không nhất thiết phải chuyên về một loại sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm nhất định.
• Nhà bán lẻ: khúc cuối của kênh thương mại, nơi hàng hóa tới tay người tiêu dùng.
Những việc cần xác định đúng
Không phải ai cũng trở thành nhà buôn quốc tế. Đây không phải là một nghề dành cho người sợ bán hàng. Nếu bạn là một trong những người thà làm việc trong một tổ hợp dây chuyền hơn là bán các loại bánh Girl Scout, hoặc nếu bạn phát sợ khi nghĩ tới việc đi chào hàng, thì bạn không thể là một nhà xuất nhập/khẩu được. Đây cũng không phải là nghề dành cho những người gặp khó khăn với việc sắp xếp tổ chức. Nếu bạn là một trong những người gặp khó khăn với những tiểu tiết, những người chỉ biết ngồi chờ điều tiếp theo sẽ xảy ra, thì bạn cần nghĩ kỹ về việc giao thương quốc tế.
Mặt khác, nếu bạn là một người bán hàng nhiệt tình, như một chiếc máy phát chuyên theo dõi những thứ như hóa đơn và biên lai vận chuyển hàng và thiên đường đối với bạn là biết các ý tưởng mới và các sản phẩm mới sẽ dẫn bạn tới đâu, và nếu trên tất cả bạn yêu sự hưng phấn khi làm việc với mọi người thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau, thì đây chính là nghề dành cho bạn.
Sẽ rất hữu ích nếu bạn đã có kiến thức nền về xuất/nhập khẩu. Hầu hết các doanh nhân trong ngành này đều có nhiều kinh nghiệm trước khi mở doanh nghiệp riêng.
Leave a Reply