Ý tưởng Kinh doanh nhà hàng cơm chay

Điều này xuất phát từ sự khác biệt trong nhận thức về lợi ích của việc ăn chay đối với sức khỏe và ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo giữa các vùng miền.

Trước đây, khi nói đến ăn chay, không ít người vẫn cho rằng, đây là chế độ ăn dành riêng cho các bậc tu hành, những người theo đạo Phật hay những người có bệnh lý cần phải tuân theo một chế độ ăn nghiêm ngặt. Tuy nhiên, khi đời sống ngày càng phát triển, nhiều người tìm đến với ăn chay như một phương thuốc rất tốt cho sức khỏe và tinh thần. Mặc dù chỉ là thị trường ngách nhưng kinh doanh quán chay vẫn được xem là nghề “một vốn bốn lời”.

Những nghiên cứu mới đây cho thấy ăn chay là khoảng thời gian cơ thể được làm sạch hữu hiệu nhất và theo đó, tinh thần cũng trở nên minh mẫn và sáng suốt hơn. Đây đúng là phương thuốc tuyệt vời cho những người làm việc trí óc. Quan trọng hơn khi bạn ăn chay, cơ thể sẽ loại trừ được những độc tố khỏi gan, ruột, thận và các bắp cơ. Ăn chay giúp giảm cân, giảm huyết áp, giảm bệnh động mạch vành tim, giảm nguy cơ bị sỏi thận, giảm nguy cơ bị ung thư, giảm triệu chứng bệnh về xương và khớp; giảm nguy cơ bị sỏi mật.

Xây dựng thực đơn và bài trí món ăn
Vì những lợi ích đặc biệt đối với sức khỏe, ăn chay đang trở thành “mốt” của nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ và các bạn trẻ. Chị Nguyễn Quỳnh Hoa, 30 tuổi, nhân viên bảo hiểm Prudential, chia sẻ: “Tôi bắt đầu thực hiện ăn chay được 5 năm nay, thông thường một tuần 3 ngày ăn chay.Trong bữa ăn hàng ngày, tôi cũng ăn nhiều rau quả hơn thịt cá. Không biết có phải vì vậy không mà da dẻ tôi rất láng mịn, cơ thể khỏe khoắn, tinh thần thoải mái, ít cáu gắt, bực tức”.

Để phục vụ nhu cầu ăn chay của không ít người, các nhà hàng chay mọc lên như nấm và kinh doanh khá hiệu quả tại nhiều thành phố lớn. Huế và TP Hồ Chí Minh được đánh giá là hai thị trường dẫn đầu. Tại Hà Nội, vài năm trở lại đây cũng xuất hiện nhiều địa chỉ kinh doanh đồ chay như: nàng Tấm (phố Trần Hưng Đạo), Adidà (Nguyễn Khắc Nhu), quán Thành Tâm (Phó Đức Chính), Nam An (Linh Lang), Âu Lạc (đường Láng). Bên cạnh đó là một số nhà hàng ăn chay kiểu ấn Độ: Khazaana (Tông Đản), Tamarind (Mã Mây), Dakshin (Hàng Trống),… tuy nhiên so về độ sôi động thì vẫn thua thị trường tại Huế và Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này xuất phát từ sự khác biệt trong nhận thức về lợi ích của việc ăn chay đối với sức khỏe và ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo giữa các vùng miền.

Tuy nhiên, thị trường cơm chay ở thủ đô Hà Nội cũng được nhiều người dự đoán là sẽ có bước phát triển mạnh mẽ hơn trong vòng vài năm tới. Chị Hồng Nhung – chủ quán cơm chay Nguyên Hồng (Nguyễn An Ninh, Hà Nội) cho biết: “Mô hình cơm chay ở Hà Nội đang trong quá trình phát triển, chưa thể theo kịp thị trường cơm chay ở Huế và Sài Gòn. Nhưng khoảng 2-3 năm nữa thì thị trường cơm chay sẽ phát triển thực sự ở Hà Nội, nhiều người sẽ tìm đến với món chay. Hầu hết đối tượng tìm đến quán chay là các phật tử, khách hàng là giới trẻ cũng rất nhiều bởi vì họ nhận thức được tác dụng của ăn chay đối với sức khỏe”.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *