Hãy cần phân biệt rõ giữa khởi nghiệp và lập nghiệp

Một ví dụ cụ thể để phân biệt giữa là chăn nuôi dê. Nếu bạn mua dê về và chăn nuôi như các hộ khác trong vùng thì chỉ có thể nói bạn đang .
Khởi nghiệp, tiếng Anh gọi là startup, đây là thuật ngữ nói về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung, nó thường được dùng với nghĩa hẹp chỉ các công ty công nghệ trong giai đoạn lập nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay nhiều bạn trẻ nhầm lẫn giữa khởi nghiệp và lập nghiệp.


Khởi nghiệp đòi hỏi phải đổi mới, sáng tạo. Đặc tính cơ bản của khởi nghiệp là tính đột phá nhằm tạo ra một điều gì đấy chưa hề có trên thị trường hoặc tạo ra một giá trị tốt hơn so với những thứ đang có sẵn, chẳng hạn như có thể tạo ra một phân khúc mới trong sản xuất, một mô hình kinh doanh mới, hoặc một loại công nghệ độc đáo mới…

Còn lập nghiệp là gây dựng cơ nghiệp bằng cách lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh cá thể mà vô số những doanh nghiệp, hộ gia đình khác đã và đang làm cùng mô hình kinh doanh giống bạn, chẳng hạn như mở nhà hàng, quán ăn, tiệm hớt tóc, quán cà phê… Một ví dụ cụ thể để phân biệt giữa lập nghiệp và khởi nghiệp là chăn nuôi dê. Nếu bạn mua dê về và chăn nuôi như các hộ khác trong vùng thì chỉ có thể nói bạn đang lập nghiệp.

Còn mô hình chăn nuôi dê của anh Phạm Văn Hưng ở H.Di Linh, Lâm Đồng mới được xem là mô hình khởi nghiệp. Bởi tính sáng tạo và đột phá trong mô hình của anh thể hiện qua việc tìm giống mới, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi mới… nhờ đó lợi nhuận và năng suất trang trại của anh cao hơn cách chăn nuôi truyền thống của các hộ khác. Như vậy rõ ràng khởi nghiệp khó hơn lập nghiệp nhiều ở tính đột phá và sáng tạo.

Khởi nghiệp kinh doanh chưa bao giờ là vấn đề đơn giản. Theo thống kê trên thế giới, cứ 10 dự án khởi nghiệp chỉ có 1 dự án thành công. Vì vậy, theo tôi các bạn trẻ không nên quá vội vàng trong khởi nghiệp mà nên tích lũy kiến thức, kinh nghiệm trong kinh doanh và trong cuộc sống trước khi tiến hành khởi nghiệp. Muốn khởi nghiệp không phải hứng lên là làm mà chúng ta cần phải nghiên cứu thị trường, nghiên cứu kỹ thuật, nhân lực, nghiên cứu tài chính…

Đây là những kiến thức cơ bản trong khởi nghiệp kinh doanh cần phải học. Ngoài ra, nếu bạn không chuẩn bị được tâm thế đứng lên được sau thất bại thì tôi khuyên bạn không nên khởi nghiệp.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *